Tại sao bạn bị đau bụng kinh và dấu hiệu kèm theo?


Ngày 1- 5: Ngày" đèn đỏ":

Tốt: Điều tồi tệ nhất của triệu chứng tiền kinh nguyệt đã qua. Lượng estrogen và progesterone giảm và một số triệu chứng, đặc biệt là nổi mụn, giảm.

Không tốt: Bạn bị đau bụng và dễ nổi cáu do lượng hormone giảm. Hiện tượng đau bụng là do các chất hóa học có tên prostaglandin gây ra. Đối với một số phụ nữ, chất prostaglandin còn gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí bị đau nhức như bị cúm.

Ngày 6- 13: Những ngày dễ chịu:

Tốt: Lượng estrogen bắt đầu tăng khi buồng trứng của bạn sắp rụng, từ đó làm tăng lượng chất hóa học nằm ở não mà tạo cảm giác thoải mái, chẳng hạn như serotonin và dopamine, và làm tăng sự lưu thông máy lên não. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn và hoạt động về thể chất cũng tốt hơn.

Không tốt: Do lượng estrogen tăng nên không có điều gì xấu ở đây cả.

Ngày 14- 15: Khả năng mang thai lớn:

Tốt: Khả năng ân ái của bạn ở mức cao nhất trong mấy ngày quanh thời điểm rụng trứng. Tốt nhất bạn và chồng nên quan hệ trong vòng 24 giờ quanh thời gian này.

Không tốt: Cẩn thận khi chơi thể thao. Nghiên cứu chỉ ra rằng khớp nối đầu gối của phụ nữ trở nên lỏng hơn trong thời kỳ rụng trứng, do đó bạn sẽ dễ bị đứt dây chằng chéo trước.

Ngày 16- 28: Chuẩn bị đối phó với triệu chứng tiền kinh nguyệt:

Tốt: Cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn thông thường từ 100-300 calo/ngày vào tuần trước khi diễn ra “đèn đỏ”. Do đó, nếu bạn cảm thấy đói trong thời gian này thì đó là điều tốt.

Không tốt: Lần tăng đầu tiên của progesterone có thể khiến da bạn sản sinh ra nhiều dầu hơn, làm bạn dễ bị mụn. Khi bạn càng gần đến ngày “đèn đỏ”, lượng progesterone và estrogen giảm, gây ra sự thay đổi tâm trạng và các vấn đề về tập trung. Khoảng 1 tuần trước những ngày “đèn đỏ”, có thể sự mệt mỏi, thèm ăn, đau ngực và sưng phù sẽ phát huy hết cỡ.

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thế nào theo năm tháng?

Những năm 20 tuổi:

Mối quan tâm lớn nhất lúc này có lẽ là cơn đau bụng vì khi bạn còn trẻ điều này thường tồi tệ hơn so với sau này. Nguyên nhân gây ra cơn đau này là chất prostaglandin.

Thoát khỏi cơn đau bằng cách uống thuốc giảm đau bụng kinh như Bụng Kinh Khang ngay trước khi diễn ra “đèn đỏ”.

Những năm 30 tuổi:

Nếu bạn có con, bạn sẽ mất ít nhất 6 tháng để chu kỳ kinh nguyệt trở lại như cũ. Nhưng đừng vì thế mà coi việc cho con bú như một cách tránh thai bởi bạn có thể dính bầu ngay cả khi chu kỳ của bạn không hoạt động trở lại.

Vào cuối những năm 30 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể ngắn hơn khi việc thụ thai bắt đầu giảm (giảm mạnh nhất là từ 35-40 tuổi).

Những năm 40 tuổi:

Triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể trở nên tồi tệ hơn và chu kỳ của kinh nguyệt của bạn cũng trở nên khó đoán do sự thay đổi hormone khi bạn ngày càng đến gần thời kỳ mãn kinh.

Những năm 50 tuổi trở đi:

Có khả năng chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra ít hơn, nếu có. Nếu bạn không bị hành kinh trong suốt một năm thì có nghĩa bạn đã rơi vào giai đoạn mãn kinh (tuổi trung bình là 51½).

Tổng hợp từ Internet

Đăng nhận xét