Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng trong kì kinh nguyệt hiệu quả nhất vì nó giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng.

Đau bụng trong ngày có kinh nguyệt là điều khiến rất nhiều chị em lo ngại. Nó không chỉ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn làm giảm năng suất hoạt động, học tập, làm việc của nhiều người. Tuy nhiên, ngoại trừ lý do bệnh tật thì đây là vấn đề sinh lý bình thường và sẽ tự biến mất sau một vài ngày hoặc khi kinh nguyệt kết thúc. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, nặng nề kèm theo các triệu chứng đặc biệt khác như máu kinh sẫm màu, vón cục, nóng sốt, buồn nôn, nôn mửa liên tục... thì chị em nên đi khám để biết nguyên nhân có phải do bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản gây ra hay không.

Khi bị đau bụng trong kì kinh nguyệt, nhiều chị em chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nhưng nằm như thế nào để vừa giảm đau hiệu quả lại tốt cho sức khỏe? Tư thế nằm có thể tùy thuộc mỗi người, có người cảm thấy nằm nghiêng sẽ tốt nhưng có người lại thấy nằm ngửa dễ chịu hơn...

Có nhiều chị em chọn cách nằm sấp để giảm đau bụng kinh nhưng thực tế, tư thế ngủ này lại không tốt. Bình thường, nằm sấp khi ngủ sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị đè xuống nên nó ảnh hưởng đến ngực và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang, tử cung. Trong những ngày "đèn đỏ", nếu bạn nằm sấp sẽ khiến các dây chằng ở ngực bị đè nén, gây áp lực xuống tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu tới tử cung và làm cho tình trạng đau bụng kinh càng tăng lên. Vì vậy, dù có bị đau bụng hay không chị em cũng nên tránh tư thế này trong những ngày có kinh nguyệt.

Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất. Tư thế này giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, nếu kết hợp với việc chườm nóng hoặc uống thuốc giảm đau (theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết) sẽ càng tăng hiệu quả giảm đau. Bạn có thể nằm với tư thế hơi co người và nghiêng về bên phải để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

Các bạn nên thay đổi tư thế nằm của mình để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, nếu bạn uống thuốc giảm đau thì nên tham khảo chỉ định của bác sĩ về hướng dẫn dùng thuốc sao cho hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Tổng hợp từ Internet

Tư thế ngủ tốt nhất khi bị đau bụng trong kì kinh nguyệt


Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng trong kì kinh nguyệt hiệu quả nhất vì nó giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng.

Đau bụng trong ngày có kinh nguyệt là điều khiến rất nhiều chị em lo ngại. Nó không chỉ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn làm giảm năng suất hoạt động, học tập, làm việc của nhiều người. Tuy nhiên, ngoại trừ lý do bệnh tật thì đây là vấn đề sinh lý bình thường và sẽ tự biến mất sau một vài ngày hoặc khi kinh nguyệt kết thúc. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, nặng nề kèm theo các triệu chứng đặc biệt khác như máu kinh sẫm màu, vón cục, nóng sốt, buồn nôn, nôn mửa liên tục... thì chị em nên đi khám để biết nguyên nhân có phải do bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản gây ra hay không.

Khi bị đau bụng trong kì kinh nguyệt, nhiều chị em chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nhưng nằm như thế nào để vừa giảm đau hiệu quả lại tốt cho sức khỏe? Tư thế nằm có thể tùy thuộc mỗi người, có người cảm thấy nằm nghiêng sẽ tốt nhưng có người lại thấy nằm ngửa dễ chịu hơn...

Có nhiều chị em chọn cách nằm sấp để giảm đau bụng kinh nhưng thực tế, tư thế ngủ này lại không tốt. Bình thường, nằm sấp khi ngủ sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị đè xuống nên nó ảnh hưởng đến ngực và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang, tử cung. Trong những ngày "đèn đỏ", nếu bạn nằm sấp sẽ khiến các dây chằng ở ngực bị đè nén, gây áp lực xuống tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu tới tử cung và làm cho tình trạng đau bụng kinh càng tăng lên. Vì vậy, dù có bị đau bụng hay không chị em cũng nên tránh tư thế này trong những ngày có kinh nguyệt.

Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất. Tư thế này giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, nếu kết hợp với việc chườm nóng hoặc uống thuốc giảm đau (theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết) sẽ càng tăng hiệu quả giảm đau. Bạn có thể nằm với tư thế hơi co người và nghiêng về bên phải để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

Các bạn nên thay đổi tư thế nằm của mình để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, nếu bạn uống thuốc giảm đau thì nên tham khảo chỉ định của bác sĩ về hướng dẫn dùng thuốc sao cho hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Tổng hợp từ Internet
Đọc thêm..

Cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.

Những cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường, do sự thay đổi hormone gây ra nhưng nó cũng có thể gây khó chịu và đôi khi khiến chị em cảm thấy buồn nôn.

Nghiên cứu mới gần đây của các nhà nghiên cứu người Anh còn cho thấy cơn đau xuất hiện trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.

Các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) nhận thấy rằng những phụ nữ bị đau bụng, đau lưng trong những ngày "đèn đỏ" sẽ giảm khả năng tập trung và thao tác các công việc trên máy tính.

Tiến sĩ Ed Keogh, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Đau bụng trong kì kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ và có thể tác động tới cuộc sống của chị em. Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa những cơn đau trong kì kinh nguyệt với khả năng thực hiện những 'nhiệm vụ' phức tạp của họ hàng ngày. Kết quả là những cơn đau ảnh hưởng tới các giác quan và suy nghĩ, cảm nhận của người phụ nữ".

Các nhà nghiên cứu yêu cầu 52 người phụ nữ trưởng thành thường xuyên gặp các cơn đau trong kì kinh nguyệt tham gia thực hiện các bài kiểm tra về sự tập trung và chú ý. Các bài kiểm tra được tiến hành để đo lường khả năng của họ trong việc cạnh tranh trong công việc, tập trung chú ý và chuyển đổi sự chú ý giữa các việc khác nhau...

Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người nào phải chịu nhiều cơn đau thì hiệu suất tổng thể trong công việc của họ bị giảm.

Tiến sĩ Keogh cho biết: "Chúng tôi thấy rằng tác động của cơn đau có thể lan rộng khắp cơ thể nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người phụ nữ".

Đau trong kì kinh nguyệt - còn gọi là đau bụng kinh - là một tình trạng đau đớn rất phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 40% phụ nữ trên thế giới. Các triệu chứng có thể bao gồm: đau lưng, buồn nôn, đau bụng...

Một số cách giảm đau không cần dùng thuốc:

- Chườm bụng bằng túi nước ấm (chú ý không chườm nước quá nóng để tránh bị bỏng).

- Ngâm chân trong nước ấm pha muối để thư giãn và massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt liên quan tới vùng chậu.

- Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới để cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột.

- Trường hợp đau nhiều quá, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Theo TL / Trí Thức Trẻ

Tác hại của những cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt


Cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.

Những cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường, do sự thay đổi hormone gây ra nhưng nó cũng có thể gây khó chịu và đôi khi khiến chị em cảm thấy buồn nôn.

Nghiên cứu mới gần đây của các nhà nghiên cứu người Anh còn cho thấy cơn đau xuất hiện trong kì kinh nguyệt cũng có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.

Các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) nhận thấy rằng những phụ nữ bị đau bụng, đau lưng trong những ngày "đèn đỏ" sẽ giảm khả năng tập trung và thao tác các công việc trên máy tính.

Tiến sĩ Ed Keogh, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Đau bụng trong kì kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ và có thể tác động tới cuộc sống của chị em. Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa những cơn đau trong kì kinh nguyệt với khả năng thực hiện những 'nhiệm vụ' phức tạp của họ hàng ngày. Kết quả là những cơn đau ảnh hưởng tới các giác quan và suy nghĩ, cảm nhận của người phụ nữ".

Các nhà nghiên cứu yêu cầu 52 người phụ nữ trưởng thành thường xuyên gặp các cơn đau trong kì kinh nguyệt tham gia thực hiện các bài kiểm tra về sự tập trung và chú ý. Các bài kiểm tra được tiến hành để đo lường khả năng của họ trong việc cạnh tranh trong công việc, tập trung chú ý và chuyển đổi sự chú ý giữa các việc khác nhau...

Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người nào phải chịu nhiều cơn đau thì hiệu suất tổng thể trong công việc của họ bị giảm.

Tiến sĩ Keogh cho biết: "Chúng tôi thấy rằng tác động của cơn đau có thể lan rộng khắp cơ thể nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người phụ nữ".

Đau trong kì kinh nguyệt - còn gọi là đau bụng kinh - là một tình trạng đau đớn rất phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 40% phụ nữ trên thế giới. Các triệu chứng có thể bao gồm: đau lưng, buồn nôn, đau bụng...

Một số cách giảm đau không cần dùng thuốc:

- Chườm bụng bằng túi nước ấm (chú ý không chườm nước quá nóng để tránh bị bỏng).

- Ngâm chân trong nước ấm pha muối để thư giãn và massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt liên quan tới vùng chậu.

- Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới để cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột.

- Trường hợp đau nhiều quá, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Theo TL / Trí Thức Trẻ
Đọc thêm..

Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau.

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau, tùy theo cơ địa mỗi người.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh, các nguyên nhân này cũng có thể khác nhau đối với mỗi chị em. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, nó sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể cùng với lớp lót niêm mạc tử cung. Để đẩy được lớp niêm mạc ra ngoài, tử cung phải co thắt, do đó, lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung giảm. Sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, hoạt chất leukotrienes cũng tăng lên. Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh mà nhiều chị em gặp phải.

Đau bụng kinh thường được chia làm 2 loại:

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở bạn gái mới dậy thì và kéo dài trong 3 năm. Nguyên nhân thường do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.

- Đau bụng kinh thứ phát: Sau khi chu kì kinh nguyệt đã ổn định mà bạn vẫn bị đau thì được gọi là đau bụng kinh thứ phát.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát có thể do lỗ màng trinh quá nhỏ hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Lỗ màng trinh quá nhỏ khiến cho việc đẩy máu ra ngoài gặp khó khăn. Vệ sinh trong kì kinh nguyệt kém là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm, hoặc mắc những bệnh lây qua đường tình dục và dẫn đến đau bụng.

Vì thế, nếu các cơn đau bụng kinh của bạn ổn định và giống nhau ở các tháng thì có thể đó là do cơ địa của bạn. Để giảm cơn đau, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng, hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối, đồ ăn chua...

Còn nếu thấy quá đau bụng, đau bụng kéo dài không chịu được hoặc đau thất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tổng hợp từ Internet

Những nguyên nhân gây đau bụng kinh mà nhiều chị em phải đối mặt


Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau.

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau, tùy theo cơ địa mỗi người.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh, các nguyên nhân này cũng có thể khác nhau đối với mỗi chị em. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, nó sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể cùng với lớp lót niêm mạc tử cung. Để đẩy được lớp niêm mạc ra ngoài, tử cung phải co thắt, do đó, lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung giảm. Sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, hoạt chất leukotrienes cũng tăng lên. Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh mà nhiều chị em gặp phải.

Đau bụng kinh thường được chia làm 2 loại:

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở bạn gái mới dậy thì và kéo dài trong 3 năm. Nguyên nhân thường do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.

- Đau bụng kinh thứ phát: Sau khi chu kì kinh nguyệt đã ổn định mà bạn vẫn bị đau thì được gọi là đau bụng kinh thứ phát.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát có thể do lỗ màng trinh quá nhỏ hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Lỗ màng trinh quá nhỏ khiến cho việc đẩy máu ra ngoài gặp khó khăn. Vệ sinh trong kì kinh nguyệt kém là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm, hoặc mắc những bệnh lây qua đường tình dục và dẫn đến đau bụng.

Vì thế, nếu các cơn đau bụng kinh của bạn ổn định và giống nhau ở các tháng thì có thể đó là do cơ địa của bạn. Để giảm cơn đau, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng, hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối, đồ ăn chua...

Còn nếu thấy quá đau bụng, đau bụng kéo dài không chịu được hoặc đau thất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tổng hợp từ Internet
Đọc thêm..

Thay vì ăn nhiều đồ ngọt để loại bỏ các triệu chứng đau bụng kinh, bạn nên ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá ngọt, quá mặn, tránh tiêu thụ các chất kích thích...

Những khó chịu trong thời gian trước ngày có kinh nguyệt được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hội chứng này cũng khác nhau ở tùy người, có người rất đau đầu, chóng mặt nhưng cũng có những người buồn nôn, nôn hoặc thậm chí là đau tức ngực, đi ngoài nhiều... Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố khi có kinh nguyệt.

Mặc dù hiện tượng này là bình thường và sẽ tự biến mất nhưng nó khiến không ít chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Chính vì vậy, không ít chị em không ngần ngại áp dụng bất cứ biện pháp nào để cảm thấy dễ chịu hơn. Ăn nhiều đồ ngọt trước khi có kinh nguyệt cũng là một cách được nhiều chị em lựa chọn.

Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn đồ ngọt có thể giúp điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh. Thậm chí, ăn nhiều đồ ngọt còn gây ảnh hưởng đến mức độ progesterone và estrogen- hai hormone giới tính chủ đạo trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều chất ngọt ở cả hai dạng fructose và glucose đều dẫn đến hiện tượng gen kiểm soát nồng độ progesterone và estrogen làm việc bên trong cơ thể ngừng hoạt động. Đây cũng là lý do góp phần dẫn đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ và có những triệu chứng rối loạn tâm lý.

Ngoài ra, ăn quá ngọt còn là một nguyên nhân gây béo phì, mắc chứng đề kháng với insulin. Insulin là một loại hormone hỗ trợ việc hấp thu đường vào máu để cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào. Chứng kháng insulin là tiền thân của bệnh tiểu đường và là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hormone.

Bởi vậy, thay vì ăn nhiều đồ ngọt để loại bỏ các triệu chứng khó chịu trước kì kinh nguyệt, các bạn nên ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá ngọt, quá mặn, tránh tiêu thụ các chất kích thích... và chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Nếu những cơn khó chịu ở mức độ nặng thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để xem có thể dùng biện pháp triều trị bằng thuốc nào không.

Chúc các bạn vui khỏe!

Theo BS. Hoa Hồng / Trí Thức Trẻ

Tác hại của việc ăn nhiều đồ ngọt để giảm đau bụng kinh


Thay vì ăn nhiều đồ ngọt để loại bỏ các triệu chứng đau bụng kinh, bạn nên ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá ngọt, quá mặn, tránh tiêu thụ các chất kích thích...

Những khó chịu trong thời gian trước ngày có kinh nguyệt được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hội chứng này cũng khác nhau ở tùy người, có người rất đau đầu, chóng mặt nhưng cũng có những người buồn nôn, nôn hoặc thậm chí là đau tức ngực, đi ngoài nhiều... Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố khi có kinh nguyệt.

Mặc dù hiện tượng này là bình thường và sẽ tự biến mất nhưng nó khiến không ít chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Chính vì vậy, không ít chị em không ngần ngại áp dụng bất cứ biện pháp nào để cảm thấy dễ chịu hơn. Ăn nhiều đồ ngọt trước khi có kinh nguyệt cũng là một cách được nhiều chị em lựa chọn.

Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn đồ ngọt có thể giúp điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh. Thậm chí, ăn nhiều đồ ngọt còn gây ảnh hưởng đến mức độ progesterone và estrogen- hai hormone giới tính chủ đạo trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều chất ngọt ở cả hai dạng fructose và glucose đều dẫn đến hiện tượng gen kiểm soát nồng độ progesterone và estrogen làm việc bên trong cơ thể ngừng hoạt động. Đây cũng là lý do góp phần dẫn đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ và có những triệu chứng rối loạn tâm lý.

Ngoài ra, ăn quá ngọt còn là một nguyên nhân gây béo phì, mắc chứng đề kháng với insulin. Insulin là một loại hormone hỗ trợ việc hấp thu đường vào máu để cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào. Chứng kháng insulin là tiền thân của bệnh tiểu đường và là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hormone.

Bởi vậy, thay vì ăn nhiều đồ ngọt để loại bỏ các triệu chứng khó chịu trước kì kinh nguyệt, các bạn nên ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá ngọt, quá mặn, tránh tiêu thụ các chất kích thích... và chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Nếu những cơn khó chịu ở mức độ nặng thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để xem có thể dùng biện pháp triều trị bằng thuốc nào không.

Chúc các bạn vui khỏe!

Theo BS. Hoa Hồng / Trí Thức Trẻ
Đọc thêm..

Đau bụng, tâm trạng thay đổi, dị ứng, mụn trứng cá... đều có thể là các biểu hiện báo hiệu cho bạn biết kỳ kinh nguyệt của bạn sắp bắt đầu.

85% phụ nữ có kinh nguyệt đều trải qua một số triệu chứng tiền kinh nguyệt vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ. Theo Hội sản khoa Mỹ, nếu phụ nữ gặp các triệu chứng này sau 5 ngày khi kỳ kinh cuối và trước 4 ngày khi đến kỳ kinh mới liên tiếp trong 3 tháng thì có thể khẳng định đó là những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt, thuật ngữ y khoa là Premenstrual Syndrome (PMS). Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra sớm là do mức độ hoocmon estrogen và progesterone có sự thay đổi trong cơ thể.

Các triệu chứng về tiêu hóa

Bệnh viện đa khoa Massachusetts – Mỹ nhận định rằng nhiều phụ nữ bị đau bụng, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, thậm chí là buồn nôn và nôn trong những ngày ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ. Không chỉ có vậy những đối tượng thèm ăn và bất chợt tăng sự thèm ăn cũng gây ra những tác dụng không tốt cho phụ nữ đặc biệt là vấn đề cân nặng.

Các triệu chứng về cảm xúc

Nhiều phụ nữ cho biết chu kỳ nguyệt san của họ sắp bắt đầu khi tâm trạng của họ thay đổi. Một số phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, dễ tức giận, cáu kỉnh, chán nản và có thể là khóc lóc.. Những người khác thì trở nên lo lắng, khó ngủ, hoặc muốn thu mình lại. Trí nhớ bị mất đột ngột, khó tập trung và thậm chí hoang tưởng cũng có thể xảy ra trong gian đoạn khởi đầu này.

Bệnh viện đa khoa Massachusetts đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ có thể dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt có liên quan về mặt cảm xúc.

Các triệu chứng về da

Mụn trưng cá thường xuất hiện nhiều hơn khi sắp bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt. Những vết loét ở miệng do vi khuẩn herpes cũng nhiều khả năng xuất hiện ở thời điểm này. Một số phụ nữ trước kỳ kinh dễ bị bầm tím và có cảm giác tê, ngứa ran ở tay, chân của họ. Sưng ở mặt, tay chân cũng có thể xảy ra. Căng ngực và đau do giữ nước cũng ảnh hướng đến nhiều phụ nữ ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Vấn đề sức khỏe xấu đi

Rất nhiều phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ có dấu hiệu mệt mỏi đôi khi họ còn cảm thấy vụng về hơn so với bình thường.

Những phụ nữ có tiền sử bệnh như co giật, hen suyễn, dị ứng và các rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống có thể các triệu chứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay trước kỳ nguyệt san.

Các triệu chứng khác

Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhan, nóng ran, đau khớp và cơ bắp co thắt có thể xảy ra ngay trước chu kỳ kinh nguyệt. Vấn đề về tầm nhìn, viêm kết mạc cũng ảnh hưởng tới một số phụ nữ. Số khác lại có nhu cầu tình dục cao hơn trước khi bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt.

Theo Ananas / Trí Thức Trẻ

Những dấu hiệu nhận biết kỳ kinh nguyệt của bạn sắp bắt đầu


Đau bụng, tâm trạng thay đổi, dị ứng, mụn trứng cá... đều có thể là các biểu hiện báo hiệu cho bạn biết kỳ kinh nguyệt của bạn sắp bắt đầu.

85% phụ nữ có kinh nguyệt đều trải qua một số triệu chứng tiền kinh nguyệt vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ. Theo Hội sản khoa Mỹ, nếu phụ nữ gặp các triệu chứng này sau 5 ngày khi kỳ kinh cuối và trước 4 ngày khi đến kỳ kinh mới liên tiếp trong 3 tháng thì có thể khẳng định đó là những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt, thuật ngữ y khoa là Premenstrual Syndrome (PMS). Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra sớm là do mức độ hoocmon estrogen và progesterone có sự thay đổi trong cơ thể.

Các triệu chứng về tiêu hóa

Bệnh viện đa khoa Massachusetts – Mỹ nhận định rằng nhiều phụ nữ bị đau bụng, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, thậm chí là buồn nôn và nôn trong những ngày ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ. Không chỉ có vậy những đối tượng thèm ăn và bất chợt tăng sự thèm ăn cũng gây ra những tác dụng không tốt cho phụ nữ đặc biệt là vấn đề cân nặng.

Các triệu chứng về cảm xúc

Nhiều phụ nữ cho biết chu kỳ nguyệt san của họ sắp bắt đầu khi tâm trạng của họ thay đổi. Một số phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, dễ tức giận, cáu kỉnh, chán nản và có thể là khóc lóc.. Những người khác thì trở nên lo lắng, khó ngủ, hoặc muốn thu mình lại. Trí nhớ bị mất đột ngột, khó tập trung và thậm chí hoang tưởng cũng có thể xảy ra trong gian đoạn khởi đầu này.

Bệnh viện đa khoa Massachusetts đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ có thể dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt có liên quan về mặt cảm xúc.

Các triệu chứng về da

Mụn trưng cá thường xuất hiện nhiều hơn khi sắp bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt. Những vết loét ở miệng do vi khuẩn herpes cũng nhiều khả năng xuất hiện ở thời điểm này. Một số phụ nữ trước kỳ kinh dễ bị bầm tím và có cảm giác tê, ngứa ran ở tay, chân của họ. Sưng ở mặt, tay chân cũng có thể xảy ra. Căng ngực và đau do giữ nước cũng ảnh hướng đến nhiều phụ nữ ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Vấn đề sức khỏe xấu đi

Rất nhiều phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ có dấu hiệu mệt mỏi đôi khi họ còn cảm thấy vụng về hơn so với bình thường.

Những phụ nữ có tiền sử bệnh như co giật, hen suyễn, dị ứng và các rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống có thể các triệu chứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay trước kỳ nguyệt san.

Các triệu chứng khác

Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhan, nóng ran, đau khớp và cơ bắp co thắt có thể xảy ra ngay trước chu kỳ kinh nguyệt. Vấn đề về tầm nhìn, viêm kết mạc cũng ảnh hưởng tới một số phụ nữ. Số khác lại có nhu cầu tình dục cao hơn trước khi bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt.

Theo Ananas / Trí Thức Trẻ
Đọc thêm..

Estrogen và progesterone là hai kích thích tố thay đổi nhiều nhất trong chu kì kinh nguyệt và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của bạn.

Thay đổi nội tiết tố trong thời kì tiền kinh nguyệt có thể gây ra những thay đổi trong chức năng tiêu hóa của bạn, vì hormone ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hệ thống thần kinh mà nhiều dây thần kinh có một kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đường tiêu hóa của bạn. Điều này có nghĩa là hệ thống thần kinh của bạn ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn và ngược lại. Do đó, tình trạng mất cân bằng hoặc thay đổi kích thích tố xảy ra lúc nào cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn.

Estrogen và progesterone là hai kích thích tố thay đổi nhiều nhất trong chu kì kinh nguyệt và cả hai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của bạn.

Dưới đây là những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do sự thay đổi hormone trước kì kinh nguyệt gây ra.

1. Táo bón

Tại thời điểm trước kì kinh nguyệt, sự thay đổi của các kích thích tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón chứ không hẳn là do chế độ ăn uống của bạn. Từ lúc rụng trứng, progesterone hoạt động chậm lại, do đó, các cơ trơn trong đường tiêu hóa của bạn sẽ không làm việc tốt, dẫn đến táo bón.

Trong thời gian này, tốt nhất bạn nên tiêu thụ một chút chất xơ hòa tan dạng thức ăn mềm như khoai lang, bí ngô, yến mạch, nho khô... Nước canh nóng và súp cũng là tuyệt vời trong thời gian này để loại bỏ nguy cơ táo bón.

2. Tiêu chảy

Bị tiêu chảy ở thời gian tiền kinh nguyệt là một xu hướng tự nhiên, do sự gia tăng estrogen gây ra. Sự gia tăng estrogen cũng có thể kem theo dư thừa serotonin - một loại hormone làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn... Cả hai kích thích tố này có thể khiến ruột di chuyển nhiều hơn, dẫn đến tiêu chảy.

Trong thời gian này, tốt nhất bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine, rượu, thực phẩm có đường, thức ăn cay, thức ăn giàu chất béo, các sản phẩm từ sữa... để tránh làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.

3. Đầy hơi

Đầy hơi thường do ăn uống gây ra nhưng nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hormone. Vì estrogen và progesterone tăng và giảm tốc độ ở mức độ khác nhau trong tháng nên quá trình tiêu hóa cũng thay đổi theo. Sự thay đổi liên tục này có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi trong dạ dày của bạn.

Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn nên tránh thức ăn giàu chất thô từ thực vật, đặc biệt là các loại đậu và ăn những thức ăn mềm hơn như khoai lang, bí ngô, yến mạch, nho khô...

4. Nhanh đói

Trước kì kinh nguyệt, nhiều chị em có cảm giác thèm ăn vô độ và nghĩ rằng mình có thể ăn bao nhiêu mà không no. Điều này là do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone gây ra. Bạn không phải lo lắng quá vì sau khi ổn định lại hormone, sự thèm ăn của bạn cũng giảm đi. Hãy lưu trữ thực phẩm lành mạnh trong tủ lạnh của bạn trong thời gian này hàng tháng để có thể giải tỏa cơn đói.

Bạn cũng cần lứu ý tránh một số thực phẩm chứa nhiều năng lượng hay đường, chất béo để tránh tăng cân quá nhanh. Vì trong thời kì này, lượng magiê và sắt giảm đáng kể nên bạn hãy bổ úng chúng từ các thực phẩm bạn ăn.

Theo T.L / Trí Thức Trẻ

4 rắc rối về tiêu hóa chị em có thể gặp trước kì kinh nguyệt


Estrogen và progesterone là hai kích thích tố thay đổi nhiều nhất trong chu kì kinh nguyệt và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của bạn.

Thay đổi nội tiết tố trong thời kì tiền kinh nguyệt có thể gây ra những thay đổi trong chức năng tiêu hóa của bạn, vì hormone ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hệ thống thần kinh mà nhiều dây thần kinh có một kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đường tiêu hóa của bạn. Điều này có nghĩa là hệ thống thần kinh của bạn ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn và ngược lại. Do đó, tình trạng mất cân bằng hoặc thay đổi kích thích tố xảy ra lúc nào cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn.

Estrogen và progesterone là hai kích thích tố thay đổi nhiều nhất trong chu kì kinh nguyệt và cả hai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của bạn.

Dưới đây là những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do sự thay đổi hormone trước kì kinh nguyệt gây ra.

1. Táo bón

Tại thời điểm trước kì kinh nguyệt, sự thay đổi của các kích thích tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón chứ không hẳn là do chế độ ăn uống của bạn. Từ lúc rụng trứng, progesterone hoạt động chậm lại, do đó, các cơ trơn trong đường tiêu hóa của bạn sẽ không làm việc tốt, dẫn đến táo bón.

Trong thời gian này, tốt nhất bạn nên tiêu thụ một chút chất xơ hòa tan dạng thức ăn mềm như khoai lang, bí ngô, yến mạch, nho khô... Nước canh nóng và súp cũng là tuyệt vời trong thời gian này để loại bỏ nguy cơ táo bón.

2. Tiêu chảy

Bị tiêu chảy ở thời gian tiền kinh nguyệt là một xu hướng tự nhiên, do sự gia tăng estrogen gây ra. Sự gia tăng estrogen cũng có thể kem theo dư thừa serotonin - một loại hormone làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn... Cả hai kích thích tố này có thể khiến ruột di chuyển nhiều hơn, dẫn đến tiêu chảy.

Trong thời gian này, tốt nhất bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine, rượu, thực phẩm có đường, thức ăn cay, thức ăn giàu chất béo, các sản phẩm từ sữa... để tránh làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.

3. Đầy hơi

Đầy hơi thường do ăn uống gây ra nhưng nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hormone. Vì estrogen và progesterone tăng và giảm tốc độ ở mức độ khác nhau trong tháng nên quá trình tiêu hóa cũng thay đổi theo. Sự thay đổi liên tục này có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi trong dạ dày của bạn.

Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn nên tránh thức ăn giàu chất thô từ thực vật, đặc biệt là các loại đậu và ăn những thức ăn mềm hơn như khoai lang, bí ngô, yến mạch, nho khô...

4. Nhanh đói

Trước kì kinh nguyệt, nhiều chị em có cảm giác thèm ăn vô độ và nghĩ rằng mình có thể ăn bao nhiêu mà không no. Điều này là do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone gây ra. Bạn không phải lo lắng quá vì sau khi ổn định lại hormone, sự thèm ăn của bạn cũng giảm đi. Hãy lưu trữ thực phẩm lành mạnh trong tủ lạnh của bạn trong thời gian này hàng tháng để có thể giải tỏa cơn đói.

Bạn cũng cần lứu ý tránh một số thực phẩm chứa nhiều năng lượng hay đường, chất béo để tránh tăng cân quá nhanh. Vì trong thời kì này, lượng magiê và sắt giảm đáng kể nên bạn hãy bổ úng chúng từ các thực phẩm bạn ăn.

Theo T.L / Trí Thức Trẻ
Đọc thêm..

Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài... là những biểu hiện đặc biệt liên quan đến chuyện kinh nguyệt mà rất nhiều chị em thường gặp ở thời điểm trước hoặc trong ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trước ngày "đèn đỏ" thì được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, nếu trong ngày "đèn đỏ" thì gọi là đau bụng kinh.

Các cơn đau là triệu chứng mà nhiều chị em thường gặp nhất trong ngày có kinh. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.

Đau bụng kinh có thể do cấu tạo cơ địa mỗi người, cũng có thể là do chị em mắc bệnh tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dù là đau do cơ địa nhưng không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau.

Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì Đông y gọi là Thống kinh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông.

Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn... thì rất có thể liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung.

Biểu hiện của đau bụng kinh gồm có: đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), có thể kèm theo đau ngực, đau thắt lưng, mệt mỏi, cảm giác đầy hơi ở bụng, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy… Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em phải nghỉ làm trong những “ngày đèn đỏ”.

Để giảm cơn đau trong những ngày "đến tháng" này, các chị em có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Ngoài ra cũng nên tránh các thực phẩm chua, cay, quá nóng để tránh hiện tượng máu không lưu thông. Bạn nên chọn các món ăn giàu vitamin D, vitamin nhóm B và canxi để tăng cường sức khỏe trong những ngày "mất nhiều máu" này.

Giảm căng thẳng, tránh làm việc nặng hoặc vận động quá sức cũng là cách để giữ cho chị em khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe và giảm sự co bóp quá mức ở tử cung gây ra những cơn đau.

Tổng hợp từ Internet

Những biểu hiện đặc biệt trong kì kinh nguyệt


Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài... là những biểu hiện đặc biệt liên quan đến chuyện kinh nguyệt mà rất nhiều chị em thường gặp ở thời điểm trước hoặc trong ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trước ngày "đèn đỏ" thì được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, nếu trong ngày "đèn đỏ" thì gọi là đau bụng kinh.

Các cơn đau là triệu chứng mà nhiều chị em thường gặp nhất trong ngày có kinh. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.

Đau bụng kinh có thể do cấu tạo cơ địa mỗi người, cũng có thể là do chị em mắc bệnh tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dù là đau do cơ địa nhưng không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau.

Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì Đông y gọi là Thống kinh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông.

Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn... thì rất có thể liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung.

Biểu hiện của đau bụng kinh gồm có: đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), có thể kèm theo đau ngực, đau thắt lưng, mệt mỏi, cảm giác đầy hơi ở bụng, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy… Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em phải nghỉ làm trong những “ngày đèn đỏ”.

Để giảm cơn đau trong những ngày "đến tháng" này, các chị em có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Ngoài ra cũng nên tránh các thực phẩm chua, cay, quá nóng để tránh hiện tượng máu không lưu thông. Bạn nên chọn các món ăn giàu vitamin D, vitamin nhóm B và canxi để tăng cường sức khỏe trong những ngày "mất nhiều máu" này.

Giảm căng thẳng, tránh làm việc nặng hoặc vận động quá sức cũng là cách để giữ cho chị em khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe và giảm sự co bóp quá mức ở tử cung gây ra những cơn đau.

Tổng hợp từ Internet
Đọc thêm..